CHIA SẺ

Wednesday, February 14, 2018

CÁCH PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH CHO CÂY MÍT TỐ NỮ

Chăm sóc Cây Mít Tố Nữ không khó, sau khoảng 3-5 năm trồng cây bắt đầu cho trái bói và các năm sau năng suất khá ổn định nếu được chăm sóc đầy đủ. Tuy nhiên, ngoài việc cung cấp một chế độ dinh dưỡng để giúp cây tăng cường sức đề kháng thì việc phòng trừ sâu bệnh hại cây là rất cần thiết. Cây Mít Tố Nữ thường bị một số loại sâu bệnh gây hai như sau:


Cây Giống Mít Tố Nữ

Sâu Đục Thân, Đục Cành: Loại sâu này có tên Margronia, chúng gây hại bằng cách thành trùng đẻ trứng trên lá non, trái non sau đó đục vào thân cành.

Cách phòng trừ: Bà con xịt thuốc trừ sâu vào giai đoạn ra lá non, trái non như Cyperan 5 EC, 10 EC, Decis 2,5EC, Bian 40-50 EC, Basudin 50 EC.

Ruồi Đục Trái: Nguyên nhân do loài dacus sp, chúng đẻ trứng vào trái già, gây thối nhũn trái.


Cách phòng trừ sâu bệnh cho Cây Mít Tố Nữ

Cách phòng trừ: Bà con dùng chất dẫn dụ sinh học để diệt ruồi đực. Đồng thời bao bọc trái hay xịt thuốc diệt ruồi như trebon 10 Nd, decis 25 ec…

Sâu, Ngài Đục Trái: Loài sâu này gây hại nặng trên Mít làm giảm chất lượng và sản lượng. Chúng thường ở các phần tiếp giáp các trái hay giữa trái tiếp giáp với thân, bị gây hại nặng nhất. Kết quả là trái có thể bị hư hỏng hay bị rụng sớm.

Cách phòng trừ: Bà con nên dùng biện pháp sinh học để phòng trừ sự gây hại hay bao trái vào cuối giai đoạn trái rụng sinh lý, không nên dùng biện pháp xử lý thuốc hóa học.


Cách phòng trừ Sâu Đục Thân cho Cây Mít Tố Nữ

Rầy, Rệp: Có rất nhiều loài Rầy, Rệp khác nhau gây hại trên Mít, chúng chích hút nhựa lá non, đọt non, trái làm lá quăn queo, cây chậm lớn, trái dị hình và kèm theo là nấm đốm bồ hóng tấn công làm giảm khả năng quang hợp của cây và trái không đẹp. Khi trồng ở nơi cao ráo thường bị Rệp Sáp tấn công ở phần gốc và rễ.

Cách phòng trừ: Bà con dùng các loại thuốc hóa học sau đây để trị Rầy Rệp khi điều tra có mật số cao: Bassan 50 EC, Supracide 40 EC, Basudin 50 ec.

KỸ THUẬT TRỒNG MÍT TỐ NỮ TRONG CHẬU

Bên cạnh những loại Cây Trái như Ổi, Mít Thái, Cóc Thái, Xoài Thái… được người dân thành phố rất ưa chuộng trồng trong các chậu cảnh, thùng xốp… thì hiện Cây Mít Tố Nữ được không ít người trồng trong chậu. Nếu áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc đúng thì dù trồng trong chậu, Cây Mít Tố Nữ vẫn cho năng suất cao không thua kém những cây được trồng ngoài vườn.


Kỹ thuật trồng Mít Tố Nữ trong chậu

Chuẩn bị cây giống và dụng cụ trồng

Cây Giống Mít Tố Nữ: Bạn nên chọn giống cây ghép, chi phí mua cây ghép không quá cao, cây sớm cho trái, năng suất cao và tiết kiệm được thời gian, công sức. Bạn có thể mua cây giống tại những vườn ươm cây giống trên cả nước.

Dụng cụ trồng: Bạn có thể tận dụng bao nion, bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng Mít.


Chuẩn bị cây giống và dụng cụ trồng Mít Tố Nữ

Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước. Dụng cụ trồng có kích thước tối thiểu phải từ 1 – 1,2m, đảm bảo đủ lớn để cây sinh trưởng.

Đất trồng: Cây Mít Tố Nữ có thể sinh trưởng và phát triển ở nhiều loại đất khác nhau như: đất đỏ bazan, đất thịt, thịt pha cát, đất phù sa ĐBSCL,… Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Kỹ thuật trồng Cây Mít Tố Nữ trong chậu

Vị trí để chậu: Cây Mít Tố Nữ vốn ưa nắng cho nên vị trí trồng phải có nắng đầy đủ, không bị bóng râm che.Mít trồng được quanh năm nhưng tốt nhất là những ngày răm mát hoặc mưa nhỏ vào đầu mùa mưa tháng 5 – 7, để giảm công chăm sóc.


Kỹ thuật trồng Cây Mít Tố Nữ trong chậu

Khi trồng, Bạn tháo bầu cây, đặt cây con vào giữa chậu, đắp đất xong thì hơi nhẹ tay kéo cây con lên một chút. Trồng Mít xong phải tưới nước, cắm cành chống đổ, tủ gốc bằng rơm để giữ độ ẩm cho đất.

Sau khi trồng, Bạn cần chú ý thường xuyên tưới nước cho cây, thời gian đầu tưới 2 – 3 ngày/lần, sau giảm dần 4 – 5 ngày/lần. Hàng năm, tiến hành bón bằng phân hữu cơ, phân trùn quế, phân bò, phân dê… Sau khoảng 36 tháng trồng cây bắt đầu cho trái, số lượng trái tùy vào điều kiện chăm sóc của người trồng.

CÁCH TRỒNG CÂY MÍT TỐ NỮ SAI TRĨU QUẢ

Khi nhắc đến Mít Tố Nữ, Bạn thường liên tưởng ngay đến vùng đất Long Khánh, Đồng Nai với đặc sản “Mít Tố Nữ siêu ngon ngọt”. Vùng đất này được thiên nhiên ưu đãi, vì thế Cây Mít Tố Nữ trồng rất dễ mà vẫn cho năng suất cao, chất lượng tốt. Hiện Giống Mít này được trồng ở nhiều nơi khác trong cả nước, nếu được trồng đúng kỹ thuật Cây Mít Tố Nữ vẫn sai trĩu quả và chất lượng không thua kém như khi được trồng ở Đồng Nai.


Cách trồng Mít Tố Nữ sai trĩu quả

Chọn Cây Giống Mít Tố Nữ

Để tiết kiệm chi phí đầu tư và thời gian trồng, các nhà vườn sẽ chọn Cây Giống Mít Tố Nữ là dạng cây ghép. Vì thế, các nhà vườn có thể liên hệ với các vườn ươm để Mua Cây Giống hoặc tự nhân giống tại nhà.

Thời vụ trồng và đất trồng 

Thời vụ trồng: Trồng vào đầu mùa mưa, tuy nhiên Mít Tố Nữ có thể trồng quanh năm nếu chủ động được nguồn nước.


Thời vụ trồng và đất trồng Cây Mít Tố Nữ

Làm đất: Nhà vườn chuẩn bị đất bằng phẳng phải xẻ mương rảnh sâu ít nhất 30-40 cm (tùy từng nơi cung cấp nước) để chống úng vào mùa mưa. Làm hốc rộng 40 x 40 x 40cm và đắp mô cao 40 x 50cm. Mỗi hốc có thể trộn 0,5 kg vôi bột, 0,3 phân Super lân, 10 kg phân chuồng để bón lót.

Khoảng cách trồng: Cây cách cây 5m, hàng cách hàng 6m. Một ha trồng khoảng 330 cây. Nếu muốn trồng thưa có thể trồng cây cách cây 6m hàng cách hàng 7m, một ha trồng khoảng 210 cây.

Kỹ thuật trồng Mít Tố Nữ

Bà con đào lỗ sâu và to hơn bầu cây đôi chút. Sau đó, Bà con dùng dao, kéo cắt đáy bầu và cắt bỏ đuôi chuột (rễ cọc) bị xoắn lại. Tiếp theo là Bà con đặt bầu vào lỗ đã móc sẵn và rút nhẹ túi đựng bầu ra bỏ và lấp đất lại. Nếu Bà con thấy đất khô phải tưới cho cây ngay.


Kỹ thuật trồng Mít Tố Nữ

Đậy gốc giữ ẩm:
Sau khi trồng xong, Bà con phải dùng vật liệu che phủ gốc, chống xói mòn vào mùa mưa và giữ ẩm vào mùa khô. Quanh gốc Bà con nên tủ rơm rác, cỏ khô theo hình vòng tròn đường bán kính l mét – Lớp rác phải dày 20cm. Tủ rác rất lợi vì chống cỏ, giữ ẩm, giữ cho mặt đất mát, chất mùn, phân bón chậm phân hủy, rửa trôi. Mỗi cây phải cắm một cọc vững buộc thân cây mới trồng để gió không lay gốc làm đổ cây.

Ngoài ra, Bà con cần chú ý thường xuyên tưới nước 2-3 ngày /lần, làm cỏ, cắt tỉa cành tạo tán, bón phân hữu cơ, phân hóa học cho cây theo đúng quy trình để có được Vườn Mít Tố Nữ trĩu quả.

TRỒNG MÍT TỐ NỮ CÓ KHÓ KHÔNG?

Trồng Mít Tố Nữ cũng đơn giản như những loại Mít khác, thành quả sau khoảng 3 năm trồng là hàng tram Quả Mít “Sai trĩu” trên cây nhìn đầy hấp dẫn. Mít Tố Nữ có hương vị thơm ngon, dễ trồng, dễ chăm sóc, ít tốn công chăm sóc, chi phí đầu tư thấp nên ngày càng được nhiều nhà vườn khắp nơi chọn trồng.


Trồng Mít Tố Nữ

Trồng Mít Tố Nữ không khó

Việc trồng và chăm sóc Cây Mít Tố Nữ rất đơn giản, bạn chỉ cần hiểu được đặc điểm sinh lý, đặc điểm sinh thái của cây đồng thời chịu khó học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước thì việc có được những Cây Mít Tố Nữ trĩu quả là điều dễ dàng.

Trước hết, muốn cho cây sai quả phải trồng trên đất tốt, giàu dinh dưỡng, giàu mùn, đất có tầng canh tác sâu trên 1m, tốt nhất là đất thịt pha sét, dễ thoát nước, tránh úng ngập bởi Cây Mít Tố Nữ không chịu được úng.


Trồng Mít Tố Nữ không khó

Chú ý bón đủ phân cho cây, tủ gốc giữ ẩm, mùa khô tưới 2-3 ngày/lần, có chế độ tưới tiêu hợp lý (đảm bảo độ ẩm khi mùa nắng và tránh ngập úng khi mùa mưa) và bón phân theo đúng chu kỳ. Hàng năm bón bổ sung phân cho cây, nhất là những cây sai quả sau khi thu hoạch xong. Khi cây cao 1m tiến hành tỉa cành, tạo tán.

Chú ý chăm sóc đặc biệt sau mỗi vụ thu hoạch

Cũng giống như những loại cây khác, Cây Mít Tố Nữ tập trung dinh dưỡng để dưỡng quả, dành tặng cho người trồng những Trái Mít thơm ngon, to nhất. Vì thế, sau mỗi vụ thu hoạch cây rất cần nguồn dinh dưỡng để phục hồi và chuẩn bị cho mùa trái tiếp theo.


Chú ý chăm sóc đặc biệt Mít Tố Nữ sau mỗi vụ thu hoạch

Để giúp cây nhanh chóng phục hồi sau mỗi vụ thu hoạch, nhà vườn cần tỉa cành 1 lần bằng cách chặt bỏ các cành mọc rậm trong tán, cành sâu bệnh, cành vượt, các chồi mọc thành búi ở thân cây… nhằm tập trung dinh dưỡng nuôi cây, nuôi quả. Đồng thời hạn chế sự tác động chất phytohocmon (có tên là xytokinin được hình thành từ rễ) làm trẻ hóa tế bào, cân đối tỷ lệ C/N trong cây nhằm kích thích cho cây phân hóa mầm hoa, ra hoa và kết trái.

CÓ NÊN TRỒNG GIỐNG MÍT TỐ NỮ LAI HAY KHÔNG?

Ngày nay, Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã giúp cho người nông dân có thêm những giống cây trái mới có năng suất, giá trị kinh tế cao. Những giống mới thường phát triển được những ưu điểm và hạn chế được những nhược điểm của giống cũ. Giống Mít Tố Nữ Lai hay còn gọi là Giống Mít Tố Nữ Mới hiện đang được nhiều nhà vườn lựa chọn là cây phát triển kinh tế tốt.


Giống Mít Tố Nữ Lai

Ưu điểm của Giống Mít Tố Nữ Lai

Vài năm gần đây, Mít Tố Nữ được trồng nhiều ở Long Thành, Long Khánh, Cẩm Mỹ… Bên cạnh những Vườn Mít Tố Nữ lâu đời, hiện nhiều nhà vườn cũng đang đầu tư nhiều Vườn Mít mới trồng.

Nhiều nhà vườn đầu tư vào Giống Mít Tố Nữ Mới, còn gọi là Mít Malaysia. Giống Mít mới có ưu điểm đều cho trái to, thường trên 2kg/trái, múi mít cũng to, ngọt và hạt lép. Năng suất cũng vượt trội có thể đạt từ 200-500 trái/ cây, có khả năng ra trái 2-3 lần/ năm.


Ưu điểm của Giống Mít Tố Nữ Lai

Cây Mít Tố Nữ Giống mới hoàn toàn thích nghi nhanh với điều kiện khí hậu, đất đai của nhiều vùng miền trong cả nước, khả năng sinh trưởng nhanh, ít sâu bệnh.

Hạn chế của Giống Mít Tố Nữ Lai

Giống Mít Tố Nữ mới tuy được trồng trên chính mảnh đất đang trồng Giống Mít Tố Nữ cũ nhưng nó cũng không có được mùi vị đặc trưng như giống cũ. Một điểm nữa mà các loại Mít Tố Nữ Giống mới không có được là khi xé vỏ trái mít ra, thì toàn bộ múi mít vàng ươm bám san sát vào cùi mít, rất hiếm khi nhìn thấy có xơ mít.


Hạn chế của Giống Mít Tố Nữ Lai

Vì thế, với những người sành ăn Mít Tố Nữ có thể sẽ không thích hương vị của Mít Tố Nữ Giống Mới.

Trên đây là những ưu điểm và hạn chế của Giống Mít Tố Nữ Lai, hi vọng đã giúp nhà vườn có thêm những thông tin hữu ích để đưa ra lựa chọn có trồng Mít Tố Nữ Lai hay không? Nếu cần tư vấn thêm về bất kỳ loại cây trái nào, bạn vui lòng liên hệ với Vườn ươm Cây Xanh Gia Nguyễn để được giải đáp thắc mắc nhanh và tận tình nhất.

Tuesday, February 13, 2018

SO SÁNH GIỐNG MÍT TỐ NỮ VỚI GIỐNG MÍT KHÁC

Mít là loại Cây Ăn Quả dễ trồng, chịu hạn, thích nghi với nhiều chất đất, hiệu quả kinh tế lại cao. Hiện nay thị trường Giống Mít có quá nhiều chủng loại, loại nào cũng được quảng bá là tốt nhất, đặc biệt là các Giống Mít Ngoại Nhập, khiến nông dân như lạc vào “Mê hồn trận”. Bài viết này của chúng tôi sẽ giúp Bà con có cái nhìn tổng quan về Giống Mít Tố Nữ nhỏ “Mà chất lượng” và các Giống Mít Khác.


Giống Mít Tố Nữ

Giống Mít Tố Nữ

Chiều dài thân Cây Mít Tố Nữ cao đến 20m, cây không khác Mít Thường nhiều nhưng trên lá và trên ngọn non có những lông màu nâu dựng đứng. Cây có thể cho trái 2 lần/năm, mỗi cây có hàng trăm trái. Cây khoảng 3 đến 5 tuổi thì bắt đầu cho trái, khoảng 6 tuần mít chín có thể thu hoạch. Trái Mít Tố Nữ dạng hình trứng dài, kích thước chiều dài khoảng 22 đến 50cm, bề ngang khoảng 10 đến 17cm, trọng lượng từ 1 đến 6kg nhưng thông thường dưới 2kg. Trọng lượng trái thuộc loại nhỏ nhất so với những Mít khác.

Múi Mít Tố Nữ có màu xanh, vàng hoặc cam, bên trong có hạt lớn. Mùi vị giống mít ướt pha với mùi sầu riêng, rất đặc trưng mà không phải loại mít nào có được. Vỏ mít dầy, dẻo với gai dẹp, tiết diện hình lục giác, tương tự vỏ mít ướt.

Đặc biệt, vỏ có xơ dính liền có thể bổ bằng một nhát dao dọc, rồi tách múi khỏi vỏ dễ dàng, múi thường dính vào lõi.

Giống Mít Cổ Truyền

Giống Mít Cổ Truyền hay còn gọi là Giống Mít Ta có từ rất lâu đời ở các tỉnh và được trồng phổ biến trên cả nước. Thân cây cao, búp và lá non không có lông, trái to, vài ba kg đến 10 – 20 kg.

Mít Nghệ: Giống Mít Nghệ Cao Sản

Giống Mít Nghệ Cao Sản được các nhà khuyến nông trong nước nghiên cứu và lai tạo, đây là Giống Mít chịu khô hạn tốt, chống được giông bão, trái to, múi thơm, giòn, ngọt, thích hợp ăn tươi hoặc chế biến xuất khẩu rất tốt.

Ngoài ra có thể sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và lấy gỗ… Mít Nghệ dễ trồng, ít công chăm sóc, ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, cho năng suất cao.

Mít Thái Changai

Giống Mít Thái Changai có thời gian sinh trưởng ngắn, cho thu hoạch nhanh, năng suất cao đặc biệt cây trồng phù hợp với vùng đất đồi. Cây có thể cao 20m, lá dài, rộng, mọc cách, bìa lá thẳng. Hoa chùm, là cây đơn tính đồng chu, cuống to, không cánh, dính vào nhau thành cụm hoa kép. Hoa đực chín sau đó rụng, hoa cái được thụ phấn thì phát triển thành trái, quả kép.

Mít Changai thích hợp với khí hậu nóng ẩm, chịu được hạn, nhưng không chịu được ngập úng và thích ứng với nhiều loại đất: đất đỏ Bazan, phù sa, đất xám…

Mít Thái là cây cho quả sớm. Ở những vùng không có rét, Mít Thái cho quả từ 8 – 12 tháng sau khi trồng. Cây mọc khỏe, phát triển nhanh, lá to bóng, rất sai quả, quả nặng từ 6 – 12kg, cá biệt có quả tới 15kg. Cây ra quả quanh năm, trên cùng một cây có quả chín, có quả đang ra; múi mít thịt vàng đậm, ít xơ, giòn, ráo, vị ngọt đậm và thơm mát. Cây trưởng thành có thể cho từ 100 – 150 quả/cây.

Mít Không Hạt


Giống Mít Không Hạt

Mít Không Hạt có mùi vị thơm ngon, múi và xơ có màu vàng, độ dày múi đồng đều, bên trong múi không có hạt, cùi nhỏ, rất ít xơ, tỉ lệ phần ăn được trên 90%. Năng suất cao, trọng lượng trái trung bình 9-10 kg, trái lớn 13-15 kg. Khi chín vỏ trái có màu vàng xanh, quả cân đối. Mít Không Hạt có hương vị đặc biệt, vị ngọt lịm, hương thơm


Cây con phát triển mạnh, cành mọc dày, phân bố đồng đều quanh thân chính, lá xanh bóng, lá non cuộn tròn tựa lá chè xanh, mép lá khi còn non có răng cưa rất rõ. Thời gian từ trồng đến cho trái 14-18 tháng, nếu điều kiện chăm sóc tốt đầy đủ dinh dưỡng và nước tưới, cây cho trái sau khi trồng 10-12 tháng.

Giống Mít Viên Linh


Giống Mít Viên Linh

Cây Mít Viên Linh có xuất xứ từ Thái Lan, dễ trồng và ít công chăm sóc, cây sinh trưởng phát triển nhanh, ít bị sâu bệnh, thích nghi với những vùng không bị ngập úng kéo dài, chịu hạn và phèn mặn trung bình.

Sau khi trồng 2 đến 3 năm cây có chiều cao khoảng 4 m, đường kính tán trên 3m; cây có độ phân cành rộng cây bắt đầu cho trái. Trái to, trọng lượng bình quân từ 7 kg đến 10 kg/trái. Đặc biệt có trái đạt từ 15 đến 20 kg. Trái khi chín có màu xanh vàng, tương đối đồng đều, gai nở.

Trái Mít Viên Linh có hình dáng đẹp, chất lượng ngon và năng suất ổn định, độ dày vỏ 10 mm (mỏng), thịt trái có màu vàng tươi, đồng đều, vị ngọt và ít thơm, rất ít xơ, độ brix đạt 22,75 %, múi có chiều cao 8,3 cm, múi có độ dầy cơm 9,22 mm, tỉ lệ cơm đạt 50%. Thịt của trái khô, giòn, dai, ít nước, có thể sử dụng trong công nghệ chế biến ở dạng chiên, đóng gói hoặc ăn tươi rất ngon, ít ngán. Mít cho trái quanh năm, thời gian từ khi trổ bông đến khi thu hoạch trái khoảng 110 -120 ngày.

Như vậy, Căn cứ vào đặc điểm sinh thái và năng suất của từng giống mít ở trên Bà con có thể tự lựa chọn cho mình Giống Mít phù hợp để trồng. Nếu Bà con còn băn khoăn chưa biết chọn trồng Giống Mít nào vui lòng liên hệ với Vườn ươm Cây Xanh Gia Nguyễn để được hỗ trợ nhé!

CÂY MÍT TỐ NỮ TRỒNG BAO LÂU CÓ TRÁI

Mít Tố Nữ được nhiều người dân ưa chuộng, cây dễ trồng, dễ chăm sóc không kén đất, năng suất cao. Trước đây, Giống Mít này chủ yếu được nhân giống bằng hạt. Ngày nay, với kỹ thuật nhân giống mới bằng phương pháp ghép đã rút ngắn được thời gian cho trái của Giống Mít này. Nhờ vậy mà Cây Mít Tố Nữ trồng sau khoảng 36 tháng bắt đầu cho trái, đạt năng suất từ 200-500 quả/cây.


Cây Mít Tố Nữ trồng bao lâu có trái

Lựa chọn cây giống tốt

Nhiều nhà vườn nhận xét Giống Mít Tố Nữ có chất lượng ngon nhất khi được trồng tại vùng đất Long Khánh, Đồng Nai. Giống Mít Tố Nữ nơi đây có năng suất cao, hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu được.

Vì thế, nhiều vườn ươm cũng đến vùng đất Long Khánh này để Mua Cây Giống để phân phối cho các nhà vườn trên khắp cả nước.


Lựa chọn Cây Mít Tố Nữ Giống tốt

Ngoài Giống Mít Tố Nữ Truyền Thống thì hiện nay xuất hiện Giống Mít Tố Nữ mới, giống mới này cho năng suất và trọng lượng trái to hơn, thường trên 2kg/quả, có cây năng suất đạt 500 quả/cây. Tuy nhiên, những người sành về Mít Tố Nữ không thích hương vị của Mít Tố Nữ giống mới bằng giống cũ.

Để tiết kiệm thời gian chăm sóc, tiết kiệm chi phí nhiều nhà vườn đã lựa chọn cây giống theo phương pháp ghép, chỉ sau 3-5 năm trồng cây cho trái 2 lần/năm.

Chú ý điều kiện chăm sóc tốt

Lựa chọn được cây giống tốt là yếu tố tiên quyết giúp nhà vườn có được thành công. Nhưng để có được chất lượng trái ngon, năng suất cao thì việc chăm sóc đúng kỹ thuật là quan trọng hơn cả.


Điều kiện chăm sóc Mít Tố Nữ

Các công đoạn chăm sóc gồm: Tưới nước, làm cỏ, bón phân, cắt tỉa cành, phòng trừ sâu bệnh kịp thời rất hữu ích. Mỗi giai đoạn phát triển của cây đòi hỏi lượng nước, lượng phân bón khác nhau, các nhà vườn đều phải hết sức lưu ý.

Bà con nhà vườn quan tâm và muốn được tư vấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc Cây Mít Tố Nữ vui lòng liên hệ với Vườn ươm Cây Xanh Gia Nguyễn để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

ĐẶC ĐIỂM CÂY MÍT TỐ NỮ

Giống Mít Tố Nữ có tên khoa học là Artocarpus Integer vốn có nguồn gốc từ Ấn Độ, cây du nhập về Việt Nam và được trồng nhiều ở khu vực phía Nam đặc biệt trồng nhiều ở vùng Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.


Cây Mít Tố Nữ

Trái Mít Tố Nữ dùng để ăn tươi hay làm nguyên liệu chế biến thành các sản phẩm Mít sấy, Mít chiên chân không, kẹo Mít, rượu Mít, Mít đóng hộp, nước uống đều rất được ưa chuộng.

Đặc điểm hình thái

Mít Tố Nữ thuộc loại cây trung bình, cao đến 20m và có thể cho trái 2 lần mỗi năm ở vùng gần đường xích đạo.


Đặc điểm hình thái Cây Mít Tố Nữ

Quả Mít Tố Nữ có dạng hính trứng dài, kích thước chiều dài khoảng 22 đến 50 cm, bề ngang khoảng 10 đến 17 cm, trọng lượng từ 1 đến 6 kg nhưng thông thường dưới 2 kg. Vỏ Mít dày, dẻo với gai dẹp, tiết diện hình lục giác, tương tự vỏ Mít Ướt. Múi Mít cỏ thể ăn sống hoặc lăn bột chiên. Mít chiên có thể làm món ăn kèm với cơm, trong khi Mít xanh có thể dùng như một loại rau. Hạt Mít Tố Nữ cũng có thể đem luộc lên ăn được, không cần phải bóc vỏ.

Đặc điếm sinh thái



Đặc điểm sinh thái Cây Mít Tố Nữ

Mít Tố Nữ có tốc độ sinh trưởng nhanh, cây thích hợp với những nơi có khí hậu nóng, đổ ẩm không khí cao. Cây có thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất khác nhau.

Cây cho trái rải vụ quanh năm, song vụ chính vào tháng 6, 7. Thời gian từ lúc ra hoa đến lúc trái già khoảng 5 tháng, do đó có thể căn cứ vào màu sắc trái để thu hoạch.