CHIA SẺ

Wednesday, February 14, 2018

CÁCH PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH CHO CÂY MÍT TỐ NỮ

Chăm sóc Cây Mít Tố Nữ không khó, sau khoảng 3-5 năm trồng cây bắt đầu cho trái bói và các năm sau năng suất khá ổn định nếu được chăm sóc đầy đủ. Tuy nhiên, ngoài việc cung cấp một chế độ dinh dưỡng để giúp cây tăng cường sức đề kháng thì việc phòng trừ sâu bệnh hại cây là rất cần thiết. Cây Mít Tố Nữ thường bị một số loại sâu bệnh gây hai như sau:


Cây Giống Mít Tố Nữ

Sâu Đục Thân, Đục Cành: Loại sâu này có tên Margronia, chúng gây hại bằng cách thành trùng đẻ trứng trên lá non, trái non sau đó đục vào thân cành.

Cách phòng trừ: Bà con xịt thuốc trừ sâu vào giai đoạn ra lá non, trái non như Cyperan 5 EC, 10 EC, Decis 2,5EC, Bian 40-50 EC, Basudin 50 EC.

Ruồi Đục Trái: Nguyên nhân do loài dacus sp, chúng đẻ trứng vào trái già, gây thối nhũn trái.


Cách phòng trừ sâu bệnh cho Cây Mít Tố Nữ

Cách phòng trừ: Bà con dùng chất dẫn dụ sinh học để diệt ruồi đực. Đồng thời bao bọc trái hay xịt thuốc diệt ruồi như trebon 10 Nd, decis 25 ec…

Sâu, Ngài Đục Trái: Loài sâu này gây hại nặng trên Mít làm giảm chất lượng và sản lượng. Chúng thường ở các phần tiếp giáp các trái hay giữa trái tiếp giáp với thân, bị gây hại nặng nhất. Kết quả là trái có thể bị hư hỏng hay bị rụng sớm.

Cách phòng trừ: Bà con nên dùng biện pháp sinh học để phòng trừ sự gây hại hay bao trái vào cuối giai đoạn trái rụng sinh lý, không nên dùng biện pháp xử lý thuốc hóa học.


Cách phòng trừ Sâu Đục Thân cho Cây Mít Tố Nữ

Rầy, Rệp: Có rất nhiều loài Rầy, Rệp khác nhau gây hại trên Mít, chúng chích hút nhựa lá non, đọt non, trái làm lá quăn queo, cây chậm lớn, trái dị hình và kèm theo là nấm đốm bồ hóng tấn công làm giảm khả năng quang hợp của cây và trái không đẹp. Khi trồng ở nơi cao ráo thường bị Rệp Sáp tấn công ở phần gốc và rễ.

Cách phòng trừ: Bà con dùng các loại thuốc hóa học sau đây để trị Rầy Rệp khi điều tra có mật số cao: Bassan 50 EC, Supracide 40 EC, Basudin 50 ec.

Related Posts:

  • ĐẶC ĐIỂM CÂY MÍT TỐ NỮ Giống Mít Tố Nữ có tên khoa học là Artocarpus Integer vốn có nguồn gốc từ Ấn Độ, cây du nhập về Việt Nam và được trồng nhiều ở khu vực phía Nam đặc biệt trồng nhiều ở vùng Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Cây Mít Tố Nữ Trái M… Read More
  • TRỒNG MÍT TỐ NỮ CÓ KHÓ KHÔNG? Trồng Mít Tố Nữ cũng đơn giản như những loại Mít khác, thành quả sau khoảng 3 năm trồng là hàng tram Quả Mít “Sai trĩu” trên cây nhìn đầy hấp dẫn. Mít Tố Nữ có hương vị thơm ngon, dễ trồng, dễ chăm sóc, ít tốn công chăm sóc,… Read More
  • CÁCH PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH CHO CÂY MÍT TỐ NỮ Chăm sóc Cây Mít Tố Nữ không khó, sau khoảng 3-5 năm trồng cây bắt đầu cho trái bói và các năm sau năng suất khá ổn định nếu được chăm sóc đầy đủ. Tuy nhiên, ngoài việc cung cấp một chế độ dinh dưỡng để giúp cây tăng cường s… Read More
  • KỸ THUẬT TRỒNG MÍT TỐ NỮ TRONG CHẬU Bên cạnh những loại Cây Trái như Ổi, Mít Thái, Cóc Thái, Xoài Thái… được người dân thành phố rất ưa chuộng trồng trong các chậu cảnh, thùng xốp… thì hiện Cây Mít Tố Nữ được không ít người trồng trong chậu. Nếu áp dụng kỹ thu… Read More
  • CÂY MÍT TỐ NỮ TRỒNG BAO LÂU CÓ TRÁI Mít Tố Nữ được nhiều người dân ưa chuộng, cây dễ trồng, dễ chăm sóc không kén đất, năng suất cao. Trước đây, Giống Mít này chủ yếu được nhân giống bằng hạt. Ngày nay, với kỹ thuật nhân giống mới bằng phương pháp ghép đã rút … Read More