CHIA SẺ

Giới thiệu



Cây Mít Tố Nữ

Tên phổ thông : Mít Tố Nữ
Tên khoa học : Artocarpus Integer
Họ thực vật : Dâu Tằm – Moraceae
Nguồn gốc xuất xứ : Miền Đông Ấn Độ
Phân bổ ở Việt Nam : Mít Tố Nữ trồng nhiều nhất ở vùng Long Khánh, tỉnh Đồng Nai

A. Đặc điểm hình thái:

Thân, tán, lá: Đây là một loại cây trung bình. Thân cây cao đến 20m và có thể cho trái 2 lần mỗi năm ở vùng gần đường xích đạo. Khi cây đến khoảng 3 đến 5 tuổi thì bắt đầu kết trái. Khi đến mùa Mít Tố Nữ chín kéo dài khoảng 6 tuần.

Hoa, quả, hạt: Trái dạng hình trứng dài. Kích thước của quả có chiều dài khoảng 22 đến 50 cm, bề ngang khoảng 10 đến 17 cm. Trọng lượng từ 1 đến 6 kg nhưng thông thường dưới 2kg. Múi có màu xanh, vàng hoặc cam, bên trong có hột lớn. Mùi vị Mít Tố Nữ giống Mít Ướt pha với mùi Sầu Riêng. Vỏ dầy, dẻo với gai dẹp, tiết diện hình lục giác, tương tự vỏ Mít Ướt.

B. Đặc điểm sinh lý, sinh thái: 

Tốc độ sinh trưởng: nhanh

Phù hợp với khí hậu nóng, độ ẩm không khí cao.

Đây là giống Mít ngon, là đặc sản của Miền Nam.

Về Công Nghiệp: Gỗ Mít Tố Nữ là nguyên liệu để sản xuất bàn ghế, tủ, đồ mỹ nghệ.

Về Nông Nghiệp: Mít Tố Nữ có thể trồng quanh năm, ra quả rất sai, có thể trồng xen kẽ một số loại cây khác.

Về Kinh Tế: Mít Tố Nữ là giống Cây Ăn Trái có tiềm năng và cơ may cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Trồng Mít Tố Nữ tạo nhiều công ăn việc làm, sử dụng được nhiều lao động tham gia khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ. Góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho cư dân địa phương.




Trái Mít Tố Nữ